Cận cảnh chiếc máy gặt lần đầu tên xuất hiện trên đồng ruộng Hà Giang

Máy gặt đập liên hợp hiện nay đã “xưa như trái đất” ở các tỉnh đồng bằng. Tuy nhiên với tỉnh miền núi Hà Giang, vụ ĐX 2017 này là lần đầu tiên nông dân trong tỉnh được tận mắt chứng kiến một chiếc máy gặt.

11-00-39_nh_1

Bất chấp cái nắng nóng kỷ lục những ngày qua, hàng trăm người dân xã Tiên Yên (huyện Quang Bình, Hà Giang) vẫn nô nức đổ ra cánh đồng thôn Yên Trung để được tận mắt chứng kiến chiếc máy gặt đập liên hợp.

11-00-39_nh_2

Thửa ruộng đầu tiên được gặt bằng máy là của hộ chị Hoàng Thị Lập, thôn Yên Trung. Chị Lập nói đã biết máy gặt nhiều lần trên tivi, nhưng đây là lần đầu chị được xem một chiếc máy gặt trên thực tế. Với 6 sào ruộng, trước đây nhà chị phải huy động nhân lực và thuê thêm người, tổng cộng 10 người phải gặt tròn 1 ngày mới xong. Tuy nhiên chỉ chưa đầy 30 phút, chiếc máy đã gặt xong.

11-00-39_nh_3111-00-39_nh_32

Nhiều người tò mò, lội cả xuống ruộng để xem chiếc máy làm việc. Họ còn dùng điện thoại để quay lại cảnh chiếc máy gặt lần đầu được xem. Nhiều người không tin máy có thể gặt sạch, lội xuống kiểm tra rơm xem có bị sót lúa hay không.

11-00-39_nh_4

Buổi trình diễn máy gặt đập liên hợp do một công ty đóng tại huyện Quang Bình và UBND huyện Quang Bình tổ chức. Trước đó, Cty này cũng đã tổ chức trình diễn và đưa máy gặt đập liên hợp phục vụ bà con nông dân tại các huyện như Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang… của tỉnh Hà Giang. Đây cũng là lần đầu tiên tại Hà Giang có một đơn vị cung ứng máy gặt đập cho nông dân (trong ảnh: Hàng trăm nông dân xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên đổ ra xem máy gặt lần đầu về xã).

11-00-39_nh_5

Cùng với máy gặt đập, Cty TNHH An Đạt Thành cũng giới thiệu với nông dân các loại máy làm đất.

11-00-39_nh_6

Sau vài phút được hướng dẫn, anh Tả Văn Cản (sinh năm 1990) ở thôn Yên Chàm (xã Tiên Yên) đã vận hành chiếc máy cày thành thục. Anh bảo rằng đã biết cày ruộng với con trâu 4 năm rồi, nhưng đây là lần đầu được cày với “con trâu sắt”, thấy dễ hơn nhiều.

11-00-39_nh_7

Ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy huyện Quang Bình cho biết: Cùng với việc lần đầu tiên đưa máy gặt đập vào SX, từ vụ mùa 2016, huyện đã thí điểm thử nghiệm mô hình mạ khay kết hợp với cấy bằng máy. Hiện nông dân đã rất phấn khởi, huyện sẽ triển khai đồng bộ cơ giới hóa từ làm đất tới thu hoạch lúa trong vụ mùa 2017.

11-00-39_nh_8

Là tỉnh miền núi, đất đai manh mún nên đến nay, Hà Giang mới chỉ cơ giới hóa được khoảng 34% đối với khâu làm đất và thu hoạch. Riêng đối với thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp thì vụ ĐX 2017 này là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh được triển khai. Hiện nay, tỉnh Hà Giang đang tiếp tục dành nhiều chính sách, nhất là hỗ trợ lãi suất mua máy cơ giới trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo đó sẽ phối hợp với Cty TNHH An Đạt Thành và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cho nông dân vay vốn ưu đãi với thời gian dài để thành lập các tổ dịch vụ máy cơ giới phục vụ nông dân.

11-00-39_nh_9

Ông Trần Hữu Đạt, GĐ Cty TNHH An Đạt Thành cho biết: Ngoài huyện Quang Bình, đến nay, Cty là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Hà Giang đã chuyển giao thành công 5 dây chuyền mạ khay – máy cấy tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Bắc Mê. Đồng thời sẽ tiến tới chuyển giao dần các mô hình để cơ giới 100% cho cây lúa tại các địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Theo Nông nghiệp