Bản tin thị trường lúa gạo tuần 50 (10-16/12/2017)

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan, Pakistan giảm nhẹ. Giá gạo 5% của Ấn Độ và Campuchia không đổi. Giá gạo 25% tấm giảm nhẹ. Gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm tới có thể giảm mạnh do đồng Bath tăng giá. Giá lúa taị ĐBSCL tăng nhẹ. Bộ Công Thương xác định đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành lúa gạo Việt Nam.

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

img20150829214259571

– Trong tuần, giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 406 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn (-1,5%) so với tuần trước. Tuy nhiên, mức giá này
vẫn cao hơn khoảng 8,27% so với cùng kì năm ngoái

– Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ giữ ở mức 390 USD/tấn, không đổi so với tuần trước. Mức giá này cao hơn cùng kì năm ngoái khoảng
8,3%

– Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt mức 395 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn (+5%) so với tuần trước. Mức giá này cao hơn cùng kì năm
ngoái 8,3%.

– Giá gạo 5% tấm của Pakistan là 372 USD/tấn, giảm 0,8% so với tuần trước. Giá gạo 5% tấm của Campuchia ổn định ở mức 435
USD/tấn.

– Giá gạo 25% tấm của Thái Lan giảm 10 USD/tấn (-2,8%) so với tuần trước, ở mức 340 USD/tấn. Mức giá này cao hơn cùng kì năm
ngoái khoảng 1,5%.

– Giá gạo 25% tấm của Ấn Độ duy trì ở mức 350 USD/tấn. Mức giá này cao hơn cùng kì năm ngoái khoảng 2,94%.

– Giá gạo 25% tấm của Việt Nam giảm 5 USD/tấn (-1,3%) so với tuần trước, đạt 370 USD/tấn. Mức giá này cao hơn cùng kì năm
ngoái khoảng 13,85%.

– Giá gạo 25% tấm của Pakistan giảm 10 USD/tấn (-2,9%) so với tuần trước, đạt mức 340 USD/tấn. Mức giá này cao hơn cùng kì
năm ngoái khoảng 4,62%.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG GẠO QUỐC TẾ

– Thái Lan đã xuất khẩu 10,3 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng 16,3% so với cùng kì năm ngoái. Nhưng con số này vẫn chưa thể giúp Thái Lan dành lại vị trí nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, khi Ấn Độ sẽ xuất khẩu trên 11 triệu tấn gạo trong năm nay. Do đồng Bath tăng giá, nên dự kiến xuất khẩu gạo trong năm sau có thể chỉ đạt 9,5 triệu tấn.

– Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết Quốc hội Hàn quốc đã thông qua dự luật tham gia Công ước Hỗ trợ lương thực (FAC) vào ngày 01/12/2017. Với sự tham gia của 14 quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản và EU, công ước FAC là một hiệp ước quốc tế hỗ trợ nhân đạo về lương thực. Một khi đơn xin làm thành viên của Hàn Quốc được chấp nhận, Hàn quốc sẽ cung cấp 50.000 tấn gạo cho các nước có nhu cầu thông qua Chương trình Lương thực thế giới.

– Hiệp hội nông dân trồng lúa Úc (RGA) đã hoan nghênh tuyên bố của chính phủ hỗ trợ Hiệp hội 5 triệu đô la từ Quỹ các Nhà Lãnh đạo Công nghiệp Nông nghiệp Úc. Trợ lý Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên Nước Úc, Thượng nghị sĩ Anne Ruston, đã thông báo Hiệp hội sẽ nhận được số tiền 367.960 đô la để hỗ trợ phát triển vai trò lãnh đạo của ngành trong tương lai.

THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

paddy_APIY

– Trong tuần qua, giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ. Giá lúa IR50404 (khô) tăng nhẹ, đạt mức 5.300 đồng/kg, tăng
100 đồng/kg (+1,9%) so với tuần trước. Giá lúa IR50404 (khô) tại Hậu Giang, Tiền Giang cũng tăng 100 đồng/kg, đạt mức 5.700 đồng/kg và 5.800 đồng/kg. Giá lúa IR50404 (khô) không đổi tại Cần Thơ, đạt 6.000 đồng/kg; giá tại Sóc Trăng đạt 5.500 đồng/kg.

– Tại Hậu Giang, giá lúa OM 6976 (khô) tăng 100 đồng/kg, đạt 6.100 đồng/kg, tương đương tăng 1,67% so với tuần trước.

– Giá lúa jasmine (khô) tại Cần Thơ giữ ở mức 7.400 đồng/kg, không đổi so với tuần trước.

MỘT SỐ SỰ KIỆN TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG GẠO TRONG NƯỚC

– Tính đến ngày 07/12/2017, theo số liệu của Cục Trồng trọt, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống được 800.000 trên tổng số 810.000 ha theo kế hoạch lúa Thu Đông, thu hoạch được 642.000 ha, năng suất khoảng 5,3-5,4 tấn/ha, vụ Đông Xuân 2017-18 xuống giống được khoảng 570.000 ha trên tổng số 1,650 triệu ha theo kế hoạch. Bộ Công Thương đã quyết định bãi bỏ Chương IV của Thông tư 44/2010/TT-BCT quy định chi tiết một số điều về kinh doanh xuất khẩu gạo. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ quy định về việc thuê, cho thuê kho chứa, cơ sở xay, sát thóc, gạo; bãi bỏ quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận; bãi bỏ quy định về hiệu lực của Giấy chứng nhận chấp cho thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, sát.

– Tại hội nghị "Triển khai chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030", Bộ Công Thương đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2017 – 2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 4,5 đến 5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2 đến 2,3 tỷ USD/năm; giai đoạn 2021 – 2030 lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu duy trì 2,3 đến 2,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cũng được điều chỉnh để đạt mục tiêu đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 60%; châu Phi 22%, châu Mỹ 8% và châu Âu chiếm 5% tổng kim ngạch.

Ðến năm 2030, thị trường được điều chỉnh như sau: châu Á chiếm khoảng 50%, châu Phi 25%, châu Mỹ 10% và châu Âu 6% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Chủng loại gạo xuất khẩu cũng có sự thay đổi.

Theo đó, đối với thị trường châu Á sẽ đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp; thị trường châu Phi, Trung Ðông sẽ khai thác các thị trường tiềm năng như I-ran, I-rắc; khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường A-rập Xê-út, các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ thương mại gạo theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả; đưa sản phẩm gạo có chất lượng, thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp.

Theo Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn – Bộ NN-PTNT