Rau càng cua chứa Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hằng ngày cũng là cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể.
Rau càng cua thuộc loài cây thảo, cây cỏ sống hàng năm. Cây cao khoảng từ 20 đến 40cm, thân chứa nhiều nước, hơi nhớt, nhẵn, phân nhánh, trong suốt và có màu xanh lá cây nhạt. Thân có dạng tròn, màu sắc không màu, trong, có đường kính khoảng 5 – 7 mm, lúc đầu cây thẳng đứng, lúc sau cây rũ xuống bò sát mặt đất, bộ rễ mọc ra ở những nút đốt, các khoảng cách giữa những đốt thường dao động dài từ 3 đến 8 cm, mặt láng, những rễ không sâu nằm trên mặt đất, có xơ fibreuses.
Lá cây mọc so le, có cuống. Lá có phiến dạng màng, có màu xanh trong suốt, hình tam giác – trái xoan, hình tim ở gốc, hơi tù và nhọn ở chóp, dài từ 15 đến 20 mm, rộng gần bằng đài.
Rau càng cua có hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây hợp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2 đến 3 lần lá.
Quả rau càng cua mọng, có hình cầu, đường kính khoảng 0,5 mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.
Rau càng cua mọc dại hoặc được trồng. Người ta thường gặp cây sống bám trên tường hoặc mái nhà cũ, hoặc ở các bãi hoang quanh làng bản, các chậu cây cảnh, nơi ẩm. Rau càng cua thuộc cây thân cỏ, sống phù hợp ở các nơi ẩm ướt, đất ẩm thấp, mọc bò vách tường, chân tường, ven kênh rạch hoặc trên đá, ra hoa vào tháng một hay tháng 8 âm lịch, cây có sức sống tốt. Hạt rau càng cua dễ phân tán đi các nơi ở xa do hạt khá nhỏ nên khi gặp điều kiện phù hợp sẽ dễ lên cây và lan rộng phát triển nhiều nơi. Cây mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu,… nơi có đất ẩm là rau càng cua mọc lên.
Rau càng cua phân bố khá phổ biến ở Việt Nam. Càng cua thường được trồng ở các tỉnh sau của nước ta, như Lào Cai, Hà Giang. Rau càng cua là một loài cây nhập trồng nay trở nên phổ biến mọc hoang hóa ở khắp Việt Nam. Càng cua còn phân bố ở Trung Quốc, các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Mùa hoa quả của rau càng cua thường từ tháng 1 đến tháng 5.
Nhiều nước trên thế giới còn xem rau càng cua là “thần dược” trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội cho biết, trong y học hiện đại, các nhà khoa học phát hiện càng cua rất giàu kali. Cụ thể, 100g rau càng cua chứa tới 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magie, 5,2mg vitamin C. Ngoài ra, loại rau này còn chứa nhiều nước và các khoáng chất vitamin, carotenoid.
Càng cua còn chứa Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hằng ngày cũng là cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể.
Ăn rau càng cua giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạnh nhờ hàm lượng chất xơ cao. Các khoáng chất như kali, magie tốt cho kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm mỡ máu, giảm chỉ số đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.
Rau càng cua còn tốt cho sự phát triển của xương, được dùng trị bệnh loãng xương ở người lớn và chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Càng cua còn chứa hợp chất beta – carotene (tiền vitamin A) tốt cho thị lực.
Trong Đông y, rau càng cua có tính hàn, vị chua cay giúp bổ âm, dưỡng huyết, tiêu độc thanh nhiệt, thông ứ, chỉ thống, lợi cả về đại lẫn tiểu tiện. Ngày này, chúng ta có thể sử dụng rau càng cua khi có các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột.