Chất điều vị 621, 631, 627 ghi trên các sản phẩm bột canh và hạt nêm của Hải Châu là bột ngọt, mì chính hay như thế nào?

Công dụng chính của chất điều vị là giúp cho món ăn được thơm ngon, kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Chất điều vị nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe và có khả năng gây ung thư.

Ba “chất điều vị” xuất hiện trên nhiều loại bao bì thực phẩm của thương hiệu Hải Châu

“Chất điều vị” với các mã số 621, 631 và 627 cộng với một số thành phần tùy từng vào nhãn sản phẩm của thương hiệu như: bột canh và hạt nêm. Đây là những chất gì và có được phép sử dụng không?

Trong đó: bột canh cao cấp 260 gram ngoài ba chất điều vị 621, 631 và 627 thì có thêm thành phần: muối iot, bột ngọt, đường, bột tỏi, bột tiêu, bột ớt, mùi tàu, hành lá.

Hạt nêm cân Hải Châu, khối lượng: 2kg, 5kg, 10kg. Thành phần: bao gồm các chất điều vị 621, 631 và 627, muối tinh, đường cát, đường dextro, tinh bột bắp, bột tỏi, bột tiêu xay, bột ớt, bột hành, bột thịt heo, nước cốt xương hầm, dịch thuỷ phân cô đặc từ sườn heo và rau củ, bột canh Hải Châu 190gr, với lời quảng cáo trên bao bì là “chất lượng cao thuận tiện khi sử dụng”. Thành phần: bao gồm các chất điều vị 621 (mononatriglutamat)… muối ăn, đường, bột tỏi, bột tiêu, …

Bột canh i-ốt Hải Châu 190gr. Thành phần: muối iot, đường, bột tỏi, bột tiêu, ớt bột và các chất điều vị 621, 631 và 627.

“Chất điều vị” với các mã số 621, 631 và 627 có trong các sản phẩm bột canh, hạt nêm
“Chất điều vị” với các mã số 621, 631 và 627 có trong các sản phẩm bột canh, hạt nêm

Thực phẩm sử dụng chất điều vị để tăng chất lượng cảm quan gồm loại chế biến sẵn, gia vị hỗn hợp, các loại nước chấm và xốt gia vị. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, một số chất điều vị đang được sử dụng phổ biến gồm monosodium glutamate (bột ngọt hay mì chính, mã số 621), disodium 5-guanylate (627) và disodium 5-inosinate (631).

Nhưng theo Quyết định số 3742/2001 ngày 31/08/2001 của Bộ Y tế thì, chất điều vị có mã số 621 chính là bột ngọt/mì chính, còn hai chất điều vị 631 và 627 thì không có trong “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Trên nguyên tắc, các chất phụ gia không có trong danh mục của Việt Nam là không được phép sử dụng. Tuy nhiên, nếu chúng có trong danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex) thì sẽ có hội đồng chuyên gia tư vấn, nếu xem xét thấy không độc cho người tiêu dùng Việt Nam thì nhà sản xuất mới được phép sử dụng. Và không phải chất gì Codex cho phép cũng có thể sử dụng ở Việt Nam vì có nhiều chất thể trạng người Việt không dung nạp được và sẽ gây hại.

Người tiêu dùng tin vào quảng cáo?

Khi chúng tôi làm một bảng test hỏi nghiên cứu thị trường đối với khoảng 20 bà nội trợ, phóng viên có hỏi về việc “có biết dãy số ghi là 621, 631 và 627 được in trên bao bì, và hiểu về nó như thế nào?”. Thì phần đa đều nói rằng: không hiểu và không biết. Vì cứ thấy ghi trên bao bì là bột canh và hạt nêm, bán ở tạp hóa và siêu thị, tiện là mua.

z4416352626296_33c6928b8652ac8db0cdcd2d581a04f2
                       Sản phẩm được bày bán rất nhiều trong siêu thị 

Nhưng có nhiều ý kiến như: bà Nguyễn Thị An, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội thì lại thắc mắc: “ghi là chất điều vị, chúng tôi có hiểu gì đâu, nhưng có loại bột canh Hải Châu nó ngọt quá tôi cũng hạn chế cho vào khi nấu thức ăn. Vì ông nhà tôi mà ăn nhiều ngọt như mỳ chính sẽ khó thở.”

Chị Thu Hiền, người tiêu dùng 35 tuổi, quận Đống Đa, TP. Hà Nội thừa nhận: “với tôi, chất điều vị là một từ xa lạ. Tôi thấy sản phẩm hạt nêm nào cũng quảng cáo là làm từ thịt, xương hầm nguyên chất. Nếu biết hạt nêm có bột ngọt tôi sẽ cân nhắc dùng vì có thể toàn hóa chất và chất điều vị!”.

Cũng theo chị Hiền, các nhà sản xuất đang “đánh đố và tung hỏa mù” cho các bà nội trợ và người tiêu dùng, khi trên bao bì cứ ghi chung chung “chất điều vị 621, 631 rồi 627”. “Tôi cũng là thế hệ trẻ và nếu mà nhà sản xuất quảng cáo là sản phẩm có từ 30-40% là từ bột ngọt thì tôi phải tự tìm phương án khác và ăn ít đi để bảo đảm sức khỏe”, chị Hiền khẳng định.

Người tiêu dùng tên Lan Anh, ở quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội không hài lòng cho biết: “mình ít khi để ý đến thành phần cấu tạo của các loại gia vị. Khi mua về để gia đình dùng, mình thường sử dụng thương hiệu nào lâu năm và quảng cáo trên các phương tiện truyền hình, báo đài và thấy bầy nhiều trong siêu thị. Nhưng quả thật, muối iot, bột canh Hải Châu mà chứa nhiều chất điều vị, như mì chính, bột ngọt thì mình sẽ sử dụng muối khác.”

Theo các chuyên gia thực phẩm thì rất khó để có thể thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa trên bao bì của từng loại, theo hướng để tất cả người tiêu dùng đều hiểu được. Trong thành phần của một sản phẩm có rất nhiều nguyên liệu cấu tạo lên nó, vì thế nhà sản xuất chỉ liệt kê một số nguyên liệu chính, thậm chí có những trường hợp thông lệ quốc tế cho phép chỉ ghi tên khoa học hoặc ghi tắt.

Trong trường hợp các sản phẩm bột canh hoặc hạt nêm ghi trên bao bì chất điều vị 621, 631, 627 là “đạt yêu cầu”. Trong đó 621 là bột ngọt, 631 và 627 là “chiết xuất từ bột ngọt”. Điều này chứng tỏ, nội dung ghi trên bao bì thực phẩm đều gây khó hiểu với đại đa số người tiêu dùng, mà chỉ có thể đảm bảo về độ an toàn của chúng đối với sức khỏe người tiêu dùng khi cấp phép.

Với những khái niệm còn khá mập mờ, cộng với việc không hiểu và không phân biệt được của người tiêu dùng về các chất điều vị là gì hay những chất phải có trong những gói bột canh hay hạt nêm. Người tiêu dùng là các bà nội trợ khá hoang mang và chưa thực sự biết dùng sản phẩm sao cho phù hợp với sức khỏe của gia đình mình.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu