Ngải cứu là loại cây được trồng phổ biến trong vườn nhà các gia đình Việt Nam. Ngoài sử dụng làm rau ăn, lá ngải cứu phơi khô còn có những tác dụng vàng mà không phải ai cũng biết.
Cây ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, cây thuốc cứu, cỏ linh li và tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thuộc họ cúc. Đây là loại thảo dược rất tốt đối với sức khỏe nhờ hàm lượng dưỡng chất cao bao gồm vitamin A, E, K, các khoáng chất như canxi, kali, sắt và nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid….
Người Việt Nam từ lâu đã quen thuộc với cây ngải cứu, một loại thảo dược được trồng phổ biến trong vườn nhà. Ngải cứu không chỉ là món ăn dân dã mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngải cứu tươi được sử dụng nhiều còn ngải cứu khô thì không phải ai cũng biết sử dụng. Vậy, ngải cứu khô có tác dụng gì?
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Trừ cảm lạnh, làm đẹp da
Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể và trừ cảm lạnh, ngâm chân bằng lá ngải cứu còn giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài, giúp bạn có sức sống hơn, da mặt trở nên hồng hào căng bóng và ngày càng rạng rỡ.
Trị đau xương khớp
Khi phụ nữ mang thai, ngoài sự thay đổi về nồng độ hormone, hình dáng cơ thể của phụ nữ cũng trải qua những thay đổi đáng kể, từ đó ảnh hưởng tới cột sống và khớp ở chi dưới, dẫn tới đau nhức xương khớp. Lúc này, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bạn chỉ cần dùng khoảng 50gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm, kiên trì dùng là đã có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu
Ngải cứu khô tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, vì vậy nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.
Trị gàu, giảm ngứa đầu
Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc.
Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa.
Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.
Điều trị nấm da chân, phù nề
Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Ngải cứu khô có tác dụng gì?”. Hãy sử dụng ngải cứu khô đúng cách để tốt cho sức khoẻ nhé.
Đuổi muỗi
Vào mùa hè, muỗi rất nhiều, nhất là ở các vùng nông thôn hoặc những nơi ẩm ướt. Ngải cứu khô không chỉ đuổi muỗi mà còn tỏa ra mùi hương sảng khoái, khiến cả căn phòng tràn ngập mùi hương tươi mát, từ đó giúp tinh thần sảng khoái, dễ đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá ngải cứu phơi khô để làm lõi gối. Dùng gối ngải cứu cũng là một trong những cách giúp bạn ngủ ngon hơn.
Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu