Giảo cổ lam là vị thuốc quý, có vị đắng, ngọt, tính hàn, quy kinh vào kinh can và kinh phế. Giảo cổ lam có công dụng bảo hộ đường huyết, hỗ trợ quá trình lưu thông máu và tim mạch….
Đặc điểm giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), tên gọi khác là cổ yếm, thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo, ngũ diệp sâm, thất diệp đảm…..
Giảo cổ lam là loại cây thân thảo, dạng dây leo mảnh, không lông, có chiều dài các phân đốt từ 6 – 10 cm, cây mọc bò hoặc leo lên giá tựa.
Lá cây có hình lá kép chân vịt, có cuống ngắn, phiến hình xoan, thuôn nhọn 2 đầu, mép lá có răng cưa, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, màu lục, mỏng. Mỗi cành thông thường có khoảng từ 3 – 9 lá ( thường là 5 – 7 lá).
Hoa đơn tính, mọc thành chùm ở kẽ lá, cụm hoa có hình chụy, thòng. Hoa nhỏ với ống bao hoa rất ngắn có 5 cánh màu vàng nhạt hoặc trắng, hình sao, đài tạo thành ống ngắn; 5 cánh hoa dài, nhọn, rời nhau, hoa cái có 3 vòi nhụy, bao phấn hình đĩa. Quả giảo cổ lam hình tròn, nhỏ 5-9mm, quả non có màu trắng, khi chín màu đen, khô và không ăn được.
Cây ra hoa vào tháng 7 – 8, kết quả vào tháng 9 – 10. Chủ yếu sinh trưởng tự nhiên từ hạt, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt.
Cây ưa đất ẩm, thích bóng mát và những nơi ánh sáng yếu, độ cao phân bố đến 1.600m.Thường leo trùm lên các tảng đá hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa và núi.
Giảo cổ lam mọc hoang dại trong rừng và được tìm thấy nhiều tại những rừng già ẩm thấp tại nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… Tại nước ta, giảo cổ lam cũng thường được thấy tại vùng núi trên dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Cây sử dụng các bộ phận phía trên mặt đất để làm thuốc.
Giảo cổ lam có thể thu hoạch quanh năm, đặc biệt vào mùa xuân cây phát triển mạnh với hàm lượng hoạt chất cao.
Cây sau khi thu hoạch đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc từ 3 – 5cm, dược liệu phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ từ 40 – 50 độ. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát, có thể bảo quản lạnh.
Thành phần hóa học: Giảo cổ lam chứa 2 hợp chất chính là flavonoid và saponin, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng như kẽm, sắt, mangan, phốt pho, selen, …
Theo y học cổ truyền: Giảo cổ lam có vị đắng, ngọt, tính hàn, quy kinh vào kinh can, và kinh phế.
Tác dụng của giảo cổ lam
Bảo hộ đường huyết
Giảo cổ lam chứa hợp chất saponin có tác dụng đặc biệt tốt trong quá trình cải thiện và làm giảm đường huyết đối với bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, hoạt chất này còn hỗ trợ quá trình ổn định quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng đái tháo đường đối với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, ngăn chặn những biến chứng của bệnh.
Hỗ trợ quá trình lưu thông máu và tim mạch
Theo các nghiên cứu, những hợp chất trong giảo cổ lam có biểu hiện tốt cho những bệnh nhân mắc chứng mỡ máu, có dấu hiệu xơ vữa động mạch. Giúp giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ lưu thông máu não, phòng chống tai biến và đột quỵ.
Ngoài ra, cây cũng có tác dụng rất tốt đối với người mắc bệnh về tim mạch, các chất trong dược liệu này có chức năng kiểm soát huyết áp, giảm cơn đau tim, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.
Chống ung thư
Hoạt động của hợp chất saponin có thể ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, …
Bảo hộ chức năng cho gan
Nghiên cứu cho thấy các hợp chất quý cây giảo cổ lam có thể bảo vệ tốt cho gan, làm giảm các triệu chứng đau và khó chịu từ bệnh lý về gan gây ra. Bên cạnh đó, cây cũng có khả năng tái tạo lại tế bào gan để phục hồi sức khỏe đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý về gan.
Tăng cường sức khỏe
Hợp chất saponin trong giảo cổ lam trực tiếp tham gia vào quá trình cải thiện sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, cây còn có tác dụng chống căng thẳng, an thần, chữa mất ngủ, cải thiện chứng chán ăn, sút cân, đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát đường huyết, chống lão hóa, cân nặng…
Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
Sử dụng giảo cổ lam vào buổi sáng, đầu giờ chiều, không nên uống buổi tối hoặc trước khi ngủ.
Uống vào lúc ăn no hoặc thêm vài lát gừng đối với người bị huyết áp thấp.
Khi dùng giảo cổ lam, người dùng có cảm giác khát nước, khô họng, nên cần bổ sung nước.
Giảo cổ lam không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người đang chảy máu.
Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu