Biến cây dại thành hàng xuất khẩu, nhà nông kiếm bộn tiền

Cây guột tuy gây hại cho người nông dân nhưng thực tế không thể phủ nhận những ứng dụng hữu ích đem lại giá trị kinh tế của loại cây này.

1
Cây guột.

Cây guột (tên gọi khác: Cỏ tế, ràng ràng, vọt, guột cứng,…) thuộc họ Guột (tên khoa học: Gleicheniaceae) là một họ thực vật thuộc ngành Dương xỉ.

Guột có thân rễ bò dài dưới mặt đất, phần thân mọc trên mặt đất khi còn non chúng có màu xanh tự nhiên, khi già thì có màu đỏ nâu. Chiều cao trung bình từ 30-60cm, bụi lớn có thể đạt từ 1-2 mét. Thân rễ mọc đứng, phủ nhiều vảy dạng sợi màu nâu bóng. Lá mọc so le kép lông chim một lần dài 0.5-1.5m, rộng 20-40cm. Gồm rất nhiều lá chét không cuống dài 10-15cm, rộng 1cm hẹp dần về phía đầu lá thành mũi nhọn, cuống lá kép dài, có vảy ở gốc. Ổ túi bào tử kéo dài thành đường liên tục, hình thận màu vàng nhạt.

Cây sinh sản tháng 4-6 hàng năm. Ở nước ta loài cây này mọc ở khắp nơi nhưng phân bố chủ yếu ở các khu vực miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung từ Quảng Bình trở ra. Tại những nơi có khí hậu ẩm ướt và mùa đông lạnh.

Cây guột tuy gây hại cho người nông dân bởi đặc tính sinh trưởng nhanh và khó triệt tận gốc vì có phần thân nằm dâu dưới đất nhưng thực tế không thể phủ nhận những ứng dụng hữu ích đem lại giá trị kinh tế của loại cây này.

Khi cây guột già và héo đi có màu nâu đỏ, dẻo dai nên được người dân khai thác dùng làm nguyên liệu cho đan lát thành những món đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Tiêu biểu phải nhắc tới làng nghề Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa của những người nghệ nhân nơi đây đã biết một lại cây dại mọc trong rừng thành những món đồ hữu ích và có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm làm từ guột rất phong phú và đa dạng chủng loại như: rổ, rá, túi, mũ, giỏ, bàn ghế, tủ, giường,… Và các món đồ lưu niệm dùng để trang trí.

Với ưu điểm nguyên liệu sản xuất là tự nhiên, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, bền, đẹp và giá thành rẻ, các sản phẩm cỏ tế ở Phú Túc không những được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đến 20 quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, các nước Trung Đông… Những tên tuổi doanh nghiệp như Phú Ngọc, Phú Tuấn, Hiền Lương, Hồng Kỳ, Thành Công… đã vang tiếng khắp nơi và trở thành những đại lý phân phối lớn, góp phần quảng bá sản phẩm làng nghề cũng như mang lại việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ dân trong vùng. Đời sống người dân nơi đây đã thực sự thay đổi. Đó là lời khẳng định chắc chắn nhất cho sự tồn tại lâu bền của những làng nghề, xã nghề truyền thống như Phú Túc.

2
Những sản phẩm được hình thành từ cây dại qua bàn tay của người Phú Túc.

Hiện nay, xã Phú Túc có tới 8 làng nghề đan guột, với hơn 7.754 lao động tham gia sản xuất. Trong đó, chỉ riêng ở Lưu Thượng, nơi chỉ có 400 hộ dân với trên 1.400 lao động, đã có hơn 70% số lao động tham gia sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ guột. Theo ông Nguyễn Văn Thông, một nghệ nhân 70 tuổi, “Trước kia, dân làng chỉ đan các sản phẩm sơ cấp như đồ gia dụng và đồ nông nghiệp, nhưng hiện nay chúng tôi đã hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.”

Lưu Thượng, nơi nghề đan guột bắt đầu từ thế kỷ XVII, ngày nay đã trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn ở Hà Nội. Khu phố chợ Lưu Thượng, trung tâm xã Phú Túc, là điểm đến thú vị để tham quan và quảng bá sản phẩm nghề của 15 tổ hợp sản xuất lớn với các doanh nghiệp nổi tiếng như Phú Tuân, Hồng Kỳ, Thành Công, Hiền Lương, Phú Ngọc…