Việc ký Nghị định thư xuất khẩu dừa chính ngạch sang Trung Quốc sẽ giúp mặt hàng dừa Việt Nam có cơ hội vượt mốc 1 tỷ USD trong thời gian tới, điều này khiến người Thái lo sợ ngành hàng tỷ USD của họ sẽ bị mất thị phần.
Ngành dừa nước ta có thể thu thêm khoảng 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc. |
Cơ hội lớn đối với ngành dừa Việt Nam
Dừa là loại cây trồng truyền thống, có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Với tổng diện tích 200.000 ha, cây dừa đang là nguồn thu nhập cho gần 390.000 hộ nông dân.
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và sản phẩm liên quan đến dừa (bánh kẹo có chất béo từ dừa, mỹ phẩm có thành phần dầu dừa và thủ công mỹ nghệ, gỗ có thành phần nguyên liệu từ dừa) là 940 triệu USD. Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế khó khăn nên ngành dừa sụt giảm nghiêm trọng, tuy nhiên, từ quý II/2023 ngành dừa đón nhận nhiều tin vui khi trái dừa được xuất chính ngạch vào thị trường Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Việc Trung Quốc đang xem xét nhập khẩu chính ngạch trái dừa tươi Việt Nam cũng mở ra cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu dừa trong thời gian tới.
Cả nước hiện có 90 doanh nghiệp ngành dừa và liên quan đến dừa; trong đó, có 42 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ dừa. Những năm gần đây, đã có một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ vào sản xuất, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ. Ngoài thủ phủ dừa Bến Tre, hiện nay các tỉnh Long An, Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định đã xuất hin trang trại chuyên canh dừa hàng trăm ha.
Sau thành công của trái sầu riêng, mới đây, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mới có cuộc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Theo Bộ NN&PTNT, hai bên đã nhất trí sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đặc biệt, hai bên đã ký tắt kết thúc đàm phán nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Ông Trần Văn Đức – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre – cho biết, hiện nhu cầu nhập khẩu dừa của Trung Quốc rất lớn. Mỗi năm, Trung Quốc sử dụng khoảng 2,6 tỷ trái dừa tươi và 1,5 tỷ trái dừa phục vụ chế biến, trong khi đó sản lượng dừa của nước này mới chỉ đáp ứng được 10%.
Theo ông Đức, xác định đây là thị trường tiềm năng nên từ lâu doanh nghiệp rất mong muốn đưa các sản phẩm thâm nhập vào đây.
“Việt Nam hiện đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên toàn thế giới. Lợi thế của chúng ta là gần Trung Quốc, do đó nếu khai mở được thị trường này, xuất khẩu dừa sẽ có bước tiến đột phá”, ông Đức nói.
Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam – cho biết, với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ dừa lớn trên thế giới.
Việc được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc mở ra cơ hội lớn đối với ngành dừa Việt Nam. Bởi đây là thị trường có khoảng cách địa lý rất gần, thời gian vận chuyn ngắn với chi phí thấp nên sản phẩm sẽ cạnh tranh được với các quốc gia khác.
“Nếu nghị định thư được ký, các doanh nghiệp khai thác tốt lợi thế mình có thì ngành dừa nước ta có thể thu thêm khoảng 300 triệu USD từ thị trường Trung Quốc. Vài năm nữa, ngành dừa Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan”, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo.
Người Thái có lý do để lo ngại
Thạch dừa Vinacoco tại một hội chợ thực phẩm diễn ra tại TP HCM |
Hiện ngành công nghiệp nước dừa thơm Thái Lan trị giá hàng tỷ USD. Ông Narongsak Chuensuchon – Giám đốc điều hành Công ty TNHH NC Coconut kiêm Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp tỉnh Ratchaburi (Thái Lan) – cho rằng, cả dừa nguyên quả và nước dừa đều rất phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thị trường chính Trung Quốc tiếp nhận hơn 60% sản lượng dừa đã được chế biến hương vị của Thái Lan, với đồ uống đóng chai có doanh thu khoảng 550 triệu USD hàng năm.
“Gần đây, có thông tin Việt Nam bắt đầu xuất khẩu nước dừa để cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, tương tự như sầu riêng. Vì vậy, nếu Thái Lan không duy trì chất lượng thì có thể mất thị trường vào tay Việt Nam”, ông Narongsak Chuensuchon cảnh báo.
Người Thái có lý do đ lo ngại. Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục bùng nổ trong nửa đầu năm nay, thu về 1,32 tỷ USD, tăng mạnh 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, Thái Lan trong rất nhiều năm gần như “bao thầu” thị trường sầu riêng Trung Quốc. Đến khi Việt Nam thành công xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường tỷ dân này, thị phần của Thái Lan lập tức sụt giảm mạnh. Theo đó, từ chỗ chiếm 95% tổng lượng nhp của Trung Quốc vào năm 2022, tỷ trọng sầu riêng Thái Lan đã giảm xuống còn 65,1% trong năm 2023.
Để giữ được thị trường Trung Quốc và các thị trường khác, Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp tỉnh Ratchaburi cho rằng, các cơ quan quản lý cần giám sát vấn đề nguồn gốc, độ ngọt để đảm bảo chất lượng và sự phát triển liên tục của sản phẩm dừa thơm Thái Lan.
Theo ông, thời gian gần đây, một số nhà sản xuất dừa đã chế biến và xuất khẩu dừa từ ngoài khu vực Ratchaburi, không đạt tiêu chuẩn chỉ dẫn địa lý đối với dừa thơm. Điều này đã ảnh hưởng đến độ ngọt và hương vị của sản phẩm, đồng thời có thể làm suy giảm niềm tin và sự phổ biến của dừa thơm Thái trên thị trường quốc tế.
Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu