Nhằm hướng tới phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, đặc biệt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP.
Các hoạt động cụ thể như: Mua bán trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT); thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,… được ứng dụng ngày càng nhiều.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã tổ chức 2 hội chợ OCOP cấp tỉnh, 12 hội chợ trên địa bàn tỉnh (trong đó đã tổ chức 7 hội chợ, tuần lễ sản phẩm); tham gia 4 chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Được biết, các hội chợ đã thu hút trên 120 nghìn lượt người đến tham quan mua sắm. Đem lại tổng doanh thu bán hàng cả 2 hi chợ đạt trên 25 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của khu gian hàng các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đạt 12 tỷ đồng.
Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 23 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; các điểm bán hàng OCOP đều có biển hiệu gắn logo OCOP, có giá kệ để xếp hàng hóa, có niêm yết giá. Cùng với đó là ác điểm bán hàng ngoài giới thiệu các sản phẩm OCOP trong tỉnh, còn kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các tỉnh thành trong cả nước; một số điểm còn có website giới thiệu hàng hóa và bán hàng qua các trang mạng xã hội như: facebook, Zalo, Tiktok…
Đến nay toàn tỉnh có 417 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt từ 3-5 sao. Hiện Quảng Ninh có 393 sản phẩm OCOP đạt chuẩn (từ 3-5 sao) đã được đưa lên các sàn TMĐT. Cụ thể như sàn Voso: 160 sản phẩm, đạt 40%; Sàn TMĐT Postmart: 108 sn phẩm, đạt 28%; Sàn TMĐT OCOP tỉnh Quảng Ninh đang giới thiệu 393 sản phẩm OCOP, đạt 100%.
Các sản phẩm tiêu thụ tốt như: Trà hoa vàng Ba Chẽ, miến dong Bình Liêu, ruốc hàu Vân Đồn… Các sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-5 sao đưa lên các sàn thương mại điện tử đều chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Toàn tỉnh đã hỗ trợ trên 2.250 lượt cán bộ, người dân tham dự các hội nghị, chương trình tập huấn và tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển đi số. Trong đó, chưng trình OCOP đã tổ chức 12 hội nghị tập huấn, học tập cho trên 800 lượt người về chuyển đổi số trong lĩnh vực OCOP; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc tạo tài khoản, viết bài, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ OCOP để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Đồng thời, tổ chức tập huấn chuyên sâu liên kết sản xuất chuỗi giá trị, chuyển đổi số cho 350 hội viên là lãnh đạo, thành viên hợp tác xã và doanh nghiệp OCOP trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương cũng xây dựng và thành lập nhóm zalo hoặc mạng xã hội nhằm kết nối, liên kết và tạo diễn đàn trực tiếp trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực về sản phẩm OCOP; đồng thời thông qua nhóm zalo này để tuyên truyền phổ biến các văn bản liên quan đến các tổ chức, cá nhân OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Các ngành chức năng cũng phối hợp với các địa phương xây dựng và hình thành hệ thống xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Ninh; ứng dụng công nghệ 4.0 và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, phát triển thương hiệu, phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương mại điện tử, các kênh bán hàng ở vùng nông thôn.
Đồng thời, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử, hệ thống điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh, củng cố, hoàn thiện các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình.
Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu